Posts

Showing posts from July, 2025

Thành ngữ tiếng Trung: 守株待兔

Image
       Ở bài viết hôm nay, hãy cùng nhóm MV Polyglots tìm hiểu về câu thành ngữ:   守株待兔 shǒu zhū dài tù Nghĩa đen : Canh giữ gốc cây, chờ thỏ đến đâm vào Nghĩa bóng : Chỉ người lười biếng, không chịu cố gắng, chỉ mong may mắn tự đến.   Câu chuyện về người ngồi chờ thỏ đâm vào cây  Ngày xưa, có một bác nông dân rất chăm chỉ làm việc ngoài đồng. Một hôm, bác đang cày ruộng thì bất ngờ thấy một con thỏ từ trong rừng chạy ra thật nhanh, không nhìn đường và đâm thẳng vào một gốc cây to cạnh ruộng, chết ngay tại chỗ. Bác nông dân vui mừng nhặt được con thỏ mang về ăn. Từ hôm đó, bác nghĩ:     “Nếu mình cứ ngồi đây chờ thì có lẽ lại có con thỏ khác đâm vào cây nữa!”  Và thế là bác bỏ cày ruộng, ngày ngày chỉ ngồi bên gốc cây, chờ có thêm thỏ đến. Tất nhiên… chẳng có con thỏ nào ngốc như thế nữa. Bác chẳng bắt được con nào, ruộng cũng bỏ hoang, cuối cùng đói khổ và hối hận.    Bài học rút ra là gì?   Trong tiếng Trung có câu “守株...

Người Nhật và niềm tự hào quốc sản

Image
Nhật Bản luôn cho rằng về mặt thực phẩm, những gì dân mình làm ra, sản xuất ra là tốt nhất. Nông dân Nhật cũng luôn nghĩ đến “khách hàng” (tức người sẽ ăn sản phẩm mình nuôi trồng nên) thành ra họ bỏ tâm huyết vào đồng ruộng vì sức khỏe của đồng bào mình. Nhật gắn mác “Quốc sản” cho các loại thực phẩm nuôi trồng sản xuất nội địa, và đây là cái mác dân bản xứ vô cùng tự hào, tôn trọng. Họ xem việc thực phẩm có chứng nhận quốc sản sẽ đắt đỏ hơn, đáng mua hơn sản phẩm nhập khẩu như việc... hiển nhiên, khỏi phải bàn.  Đối vợ họ, chỉ đồng bào mới yêu nhau và bỏ công vì sức khỏe của nhau như thế, còn anh chàng trồng thực phẩm ở nước nào đấy xa lắc làm sao yêu mình được như vậy?  Nhưng điều hiển nhiên là thực phẩm quốc sản không có nhiều, từ đấy Nhật chủ trương hạn chế xuất khẩu quốc sản ra nước ngoài (trừ vài trường hợp đặc biệt, ví dụ Nhật rất ưu ái Singapore vì biết rằng Sing chả có đất để làm nông nghiệp). Các loại thực phẩm Nhật ở nước ngoài (thường là món chế biễn sẵn như gia v...