Posts

Showing posts from January, 2024

Tập đọc đoạn văn ngắn tiếng Trung HSK1

Image
 Mời các bạn cùng thử sức với bài tập đọc hiểu tiếng Trung HSK 1:  小明和小白 在家里,小明有一只猫。猫的名字叫“小白”。每天,小明都喂猫吃饭。小白很喜欢吃鱼,所以小明常常给它吃鱼。小白也喜欢睡觉,它常常躺在沙发上。小明说:“小白是我的好朋友。” 每天,小明和小白一起玩。他们一起跑,一起跳。小白会抓老鼠,小明会给它奖励。小明说:“小白是个勇敢的猫。” 晚上,小白睡在小明的床上。小明说:“小白是最好的朋友。”他们在一起很开心。 Phiên âm: Xiǎo Míng hé Xiǎo Bái Zài jiā lǐ, Xiǎo Míng yǒu yī zhī māo. Māo de míngzì jiào "Xiǎo Bái". Měi tiān, Xiǎo Míng dōu wèi māo chīfàn. Xiǎo Bái hěn xǐhuān chī yú, suǒyǐ Xiǎo Míng chángcháng gěi tā chī yú. Xiǎo Bái yě xǐhuān shuìjiào, tā chángcháng tǎng zài shāfā shàng. Měi tiān, Xiǎo Míng hé Xiǎo Bái yīqǐ wán. Tāmen yīqǐ pǎo, yīqǐ tiào. Xiǎo Bái huì zhuā lǎoshǔ, Xiǎo Míng huì gěi tā jiǎnglì. Xiǎo Míng shuō: "Xiǎo Bái shì gè yǒnggǎn de māo." Wǎnshàng, Xiǎo Bái shuì zài Xiǎo Míng de chuáng shàng. Xiǎo Míng shuō: "Xiǎo Bái shì zuì hǎo de p éngyǒu ." Tāmen zài yīqǐ hěn kāixīn.     Giải thích từ: 在家里 (zài jiā lǐ): Ở trong nhà. 小白 (xiǎo bái): Tiểu Bạch (Tên của con mèo). 喂 (wèi): Cho ăn, nuôi. 吃饭 (chī fàn): Ăn

"要是" và "如果" Trong tiếng Trung

Image
    "要是 (yàoshì)" và "如果 (rúguǒ)" đều là từ ngữ pháp tiếng Trung sử dụng trong câu điều kiện để biểu thị "nếu." Tuy nhiên, có một số sự khác biệt nhỏ giữa chúng: 要是 (yàoshì): "要是" thường được sử dụng trong ngôn ngữ hội thoại hàng ngày. Thường được sử dụng khi muốn thể hiện điều kiện trong một cách tự nhiên, giản dị. Ví dụ: 要是明天下雨,我就不去 (Yàoshì míngtiān xiàyǔ, wǒ jiù bù qù) - Nếu mai mà trời mưa, tôi sẽ không đi. 如果 (rúguǒ): "如果" là một cụm từ phức hợp hơn và thường được sử dụng trong văn viết, văn nói hoặc khi muốn diễn đạt một điều kiện phức tạp hơn. Thường được sử dụng khi muốn đặt ra một điều kiện giả định, tưởng tượng. Ví dụ: 如果你不忙的话,我们可以一起去看电影 (Rúguǒ nǐ bù máng de huà, wǒmen kěyǐ yīqǐ qù kàn diànyǐng) - Nếu bạn không bận, chúng ta có thể cùng đi xem phim.   Tóm lại, "要是" và "如果" có thể được sử dụng thay thế cho nhau trong hầu hết các trường hợp, nhưng có thể có sự ưa thích cá nhân và sự chọn lựa dựa vào ngữ cảnh

Mực Tàu: Nghệ thuật sáng tạo của người Trung Quốc cổ đại

Image
  Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, việc tạo ra mực đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử sáng tạo nghệ thuật như hội họa và văn thơ. Mực Tàu - Hay còn gọi là mực Trung Quốc (中国墨/ Zhōngguó mò) , được tạo ra theo các phương pháp truyền thống, đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và mang đến những đặc tính độc đáo. Nguyên liệu chính để tạo mực đen truyền thống của Trung Quốc ban đầu bao gồm khói thanh, keo, và một số thảo dược khác. Dưới đây là một phân tích chi tiết về các thành phần chính: Khói Thanh (烟料 - Yān Liào): Khói thanh được chế biến từ các nguồn như khói thông, khói cây cỏ, hoặc khói từ các nguồn thảo dược khác. Khói thanh cung cấp màu sắc đen cho mực và cũng đóng vai trò quan trọng trong tạo ra đặc tính đặc biệt của mực Trung Quốc. Keo (胶料 - Jiāo Liào): Keo được thêm vào mực để tạo ra độ nhớt và kết dính. Trong quá trình chế biến, nhiều loại keo có thể được sử dụng, bao gồm keo động vật như keo cá, keo bò, hoặc keo động vật khác. Thảo Dược (草药 - Cǎo Yào):

“Công viên kỷ Jura” có thể trở thành hiện thực không?

Image
Trong lịch sử Trái Đất, đã có vô số loài sinh vật từng tồn tại nhưng nay đã biến mất. Một số loài tuyệt chủng do nguyên nhân tự nhiên, chẳng hạn như những thay đổi lớn về khí hậu, nhiều loài khác lại biến mất do tác động của con người, chẳng hạn như săn bắt quá mức hay phá hủy môi trường sống. Với sự phát triển của công nghệ sinh học, các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu khả năng hồi sinh các loài đã tuyệt chủng. Quá trình này được gọi là "hồi sinh loài" (de-extinction). Cảm hứng đến từ Công viên kỷ Jura Nếu toàn bộ câu chuyện làm bạn liên tưởng đến một kịch bản trong loạt phim Công viên kỷ Jura, thì bạn không phải là người duy nhất. Vào năm 1990, nhà khoa học Michael Crichton xuất bản cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Công viên kỷ Jura , một thế giới nơi các nhà khoa học có thể khiến khủng long sống lại.  Với xuất thân là một nhà khoa học y sinh, Crichton biết về công nghệ phản ứng chuỗi polymerase (PCR) lúc bấy giờ đang cách mạng hóa các phòng thí nghiệm khoa học đời số

Thì quá khứ kép trong tiếng Pháp - Le passé composé

Image
Bên cạnh thì Hiện tại (Le présent), một trong những thì chúng ta cần biết để xây dựng vốn ngữ pháp  tiếng Pháp cơ bản chính là thì Quá khứ kép (Le passé composé). Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chia động từ, cách sử dụng cũng như một số lưu ý về thì Quá khứ kép nhé! Est-ce que vous êtes prêt? Allez-y!  Cách chia động từ thì Quá khứ kép  Với Passé composé, chúng ta sẽ chia động từ với công thức như sau:  S + Être/Avoir + Participe passé Trong đó:  Être/Avoir sẽ chia ở thì hiện tại đơn, theo ngôi của chủ ngữ  Participe passé là phân từ của động từ chính (VD: Manger → Mangé) Một số ví dụ khác:  Hier, je suis allé à la bibliothèque pour emprunter des livres. (Hôm qua, tôi đi tới thư viện để mượn vài cuốn sách).  Hier soir, moi et mes collègues, nous avons assisté à la fête de fin d'année de notre entreprise. (Tối qua, tôi và đồng nghiệp đã tham dự bữa tiệc cuối năm của công ty).   Cách dùng thì Quá khứ kép  Bí kíp: Nếu bạn cảm thấy thì quá khứ kép khó nhớ, hãy học

[Series] Topic vocabulary // Bài 3: Shopping

Image
Topic vocabulary là những từ vựng liên quan đến một chủ đề cụ thể. Topic vocabulary rất quan trọng vì nó giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả về một chủ đề cụ thể. Khi chúng ta biết nhiều từ vựng về một chủ đề, chúng ta có thể nói và viết chi tiết hơn về chủ đề đó.  Trong bài này, các bạn hãy cùng điểm qua một số topic vocab về chủ đề Mua sắm nhé Từ vựng Phát âm Nghĩa Shop assistant /ə’sɪstənt/ Nhân viên bán hàng Cashier /kæˈʃɪr/ Thu ngân Trolley /ˈtrɑː.li/ Xe đẩy hàng Stockroom /ˈstɑːk.rʊm/ Nhà kho Checkout counter Quầy tính tiền Sample /ˈsæm.pəl/ Hàng mẫu Leaflet /ˈliː.flət/ Tờ rơi Billboard /ˈbɪl.bɔːrd/ Biển quảng cáo Retail store /ˈriː.teɪl/ Cửa hàng bán lẻ Wholesale /ˈhoʊl.seɪl/ Cửa hàng bán sỉ Department store /dɪˈpɑːrt.mənt ˌstɔːr/ Trung tâm thương mại Flea market /ˈfliː ˌmɑːr.kɪt/ Chợ trời Duty free store Cửa hàng miễn thuế Bargain /ˈbɑːr.ɡɪn/ Mặc cả giá Change /tʃeɪndʒ/ Tiền thối Credit card /ˈkred.ɪt ˌkɑːrd/ Thẻ tín dụng Receipt /rɪˈsiːt/ Hóa đơn Refund /ˈriː.fʌnd/ Hoàn tiền

Thiệp chúc mừng năm mới của người Nhật

Image
Vào đầu năm mới ở Nhật, người ta hay có thói quen tặng thiệp chúc mừng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thiệp chúc mừng năm mới ở Nhật có gì đặc biệt không nhé. Thiệp chúc mừng năm mới có từ khi nào? Có thông tin cho rằng thiệp chúc mừng đã bắt đầu từ thời kỳ Heian. Trong tập sách mẫu thư được tập hợp bởi tướng quân Fujiwara Akihira ở thời kỳ Heian, có mẫu thư chúc mừng năm mới, đây được coi là tư liệu còn lại cổ nhất. Từ thời kỳ này, phong tục "chào hỏi đầu năm" xuất hiện, người ta thường dành thời gian để chúc mừng năm mới cho những người đã giúp đỡ họ hoặc gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thư để chúc mừng chỉ được một số tướng quân thực hiện, và họ thường gửi những bức thiệp chúc mừng đến những người ở xa mà họ không thể gặp trực tiếp. Khi bước vào thời kỳ Edo, dịch vụ "hikyaku" trở thành tiền đề của dịch vụ bưu chính hiện đại, và việc sử dụng thư để chúc mừng năm mới dần trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng. Thiệp năm