Thiệp chúc mừng năm mới của người Nhật
Vào đầu năm mới ở Nhật, người ta hay có thói quen tặng thiệp chúc mừng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thiệp chúc mừng năm mới ở Nhật có gì đặc biệt không nhé.
Có thông tin cho rằng thiệp chúc mừng đã bắt đầu từ thời kỳ Heian.
Trong tập sách mẫu thư được tập hợp bởi tướng quân Fujiwara Akihira ở thời kỳ Heian, có mẫu thư chúc mừng năm mới, đây được coi là tư liệu còn lại cổ nhất.
Từ thời kỳ này, phong tục "chào hỏi đầu năm" xuất hiện, người ta thường dành thời gian để chúc mừng năm mới cho những người đã giúp đỡ họ hoặc gia đình.
Tuy nhiên, việc sử dụng thư để chúc mừng chỉ được một số tướng quân thực hiện, và họ thường gửi những bức thiệp chúc mừng đến những người ở xa mà họ không thể gặp trực tiếp.
Khi bước vào thời kỳ Edo, dịch vụ "hikyaku" trở thành tiền đề của dịch vụ bưu chính hiện đại, và việc sử dụng thư để chúc mừng năm mới dần trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng.
Thiệp hiện tại được cho là xuất hiện từ cuộc cách mạng bưu chính năm 1873 (năm 6 thời kỳ Meiji).
Vào khoảng năm 20 thời Meiji, việc gửi thiệp chúc mừng vào dịp năm mới trở thành một nghi lễ thường niên.
Nhiều người đã gửi thiệp chúc mừng vào cuối năm để đảm bảo rằng bức thư được đóng dấu "ngày 1 tháng 1", và công việc ở bưu điện đã tăng gấp nhiều lần so với bình thường, và dịch vụ đặc biệt "bưu điện chúc mừng năm mới" đã được bắt đầu.
Sau đó, vào năm 1949, ý tưởng thêm tiền lì xì vào thiệp chúc mừng năm mới được một người dân Masaharu Hayashi đề xuất.
Với người Nhật, một tấm thiệp chúc mừng năm mới có những ý nghĩa như sau:
■ Thể hiện lòng biết ơn
Những người gửi thiệp chúc mừng thường muốn truyền đạt lòng biết ơn của họ với những người giúp đỡ trong suốt một năm.
■ Giữ liên lạc với những người mà bạn thường không gặp
■ Gắn kết sâu sắc với mối quan hệ
Việc gửi thiệp chúc mừng có thể giúp tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa các bên không chỉ với bạn bè mà còn với gia đình và những người liên quan đến công việc.
Comments
Post a Comment