Posts

Showing posts from November, 2022

Khúc hát hành quân Pháp - Le Chant de l’Oignon

Image
  Khúc hát hành quân Pháp - Le Chant de l’Oignon Giới thiệu và nguồn gốc Le Chant de l’Oignon (Bài ca về củ hành) là khúc hát hành quân của quân đội Pháp, góp phần tiếp thêm động lực cho những người lính Pháp hành quân trên những chặng đường đầy gian nan và mệt mỏi. Về nguồn gốc của bài hát, tác giả và cả ngày sáng tác hiện không rõ. Tuy nhiên, theo truyền thuyết, bài hát này được cho rằng đã được sử dụng trong lực lượng vũ trang những năm 1800 khi những người chiến sĩ Pháp phải vượt qua dãy An-pơ sau cuộc chiến Marengo vào ngày 14 tháng 6. Bên cạnh đó, theo truyền thuyết, bài hát này được sáng tác, lấy cảm hứng từ việc vua Napoléon bắt gặp một vài người lính đang chà củ hành vào lát bánh mì của họ. Thật thú vị phải không nào?  Lời bài hát (76) [Eng CC] Song of the Onion / Chanson de l'Oignon (French Military Song) - YouTube    Lời Pháp Lời Việt J'aime l'oi

Ways of saying "thank you" in German

Image
A lot of countries around the world are celebrating their Thanksgiving holiday! Even though Erntedankfest (or "harvest thanksgiving festival"), which is widely regarded as the German Thanksgiving , has ended in October, let's use this opportunity to check out some vocabulary related to this topic and practice expressing our gratitude in the German language! 1. Informal "thanks" The most common informal way to say thank you in German is danke (“thanks”)! Danke is the equivalent of “thanks” in German. It’s a good “thank you” to use with friends, family and for peers. A few examples of danke in use are: Danke für die Schokolade! (Thanks for the chocolate!) Sie waren eine große hilfe, danke! (You were a big help, thanks!) Danke, gleichfalls! (Thanks, same to you!) Danke nochmals! (Thanks again!) Trotzdem danke! (Thanks anyway!) 2. "Thank you very much" There are many ways to say this in German, which typically includes: - Danke sehr : thank you very muc

Khám phá 7 trò chơi của trẻ nhỏ Trung Quốc thời cổ đại (Phần 1)

Image
Văn hóa trung quốc vốn dĩ rất da dạng và phong phú, nên có những trò chơi dân gian vô cùng nổi tiếng cho trẻ em. Hãy cùng nhóm MVL Chinese tìm hiểu 7 trò chơi nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa nhé. 1. Bóng Cầu Thời điểm đỉnh cao của bộ môn này có lẽ là vào thời kỳ nhà Thanh (1644 - 1911), khi những đứa trẻ tựu quanh bên một trái bóng, chuyền qua chuyền lại trên mặt đất. Với mùa hè thì trò chơi sẽ đem lại sức khỏe cho chúng ngay từ khi còn bé, còn mùa đông thì nó lại có khả năng giữ ấm làm nóng cơ thể. Nhìn chung, đây có thể gọi là bộ môn bóng đá cổ điển, và cũng là lý do vì sao tính phổ biến của nó sâu rộng đến mức được gọi là Vua của các bộ môn thể thao. Quay trở lại lịch sử xa xưa hơn nữa, biến thể của chúng còn được gọi là 蹴鞠/ cùjú - bóng cầu, với một quy tắc độc đáo rằng không được phép cho trái bóng rơi xuống mặt đất, hay nói cách khác thay vì quả bóng được chuyền sền sệt trên đường thì họ lại tung hứng đi qua đi lại ở giữa không trung nhờ vào những đôi chân khéo l

Helen Keller - Một cuộc đời rực rỡ

Image
  Huyền thoại về nữ nhà văn khiếm thị, khiếm thính Helen Keller Khi chưa đầy 2 tuổi, Helen Keller ốm nặng và sau đó mất thị giác cùng thính giác. Sự tức giận trước số phận nghiệt ngã đã thúc đẩy người phụ nữ Mỹ “lội ngược dòng” với một cuộc đời hoạt động xã hội phi thường. Năm gần 7 tuổi, cô bé Helen đã trải qua một khoảnh khắc kinh hãi nhưng chính khoảnh khắc đó đã giải thoát cho cô. Hôm ấy, cô giáo Anne Sullivan cho dòng nước lạnh buốt từ vòi nước chảy xuống tay Helen và đồng thời dùng ngón tay viết các chữ cái của từ “nước” (W-A-T-E-R) lên lòng bàn tay cô bé. Sau này Helen kể lại, trong giây phút đó, một thế giới mới đã mở ra với cô, một thế giới mà trong đó mỗi đồ vật đều có một cái tên, người ta có thể gọi được. Hôm đó, cô bé đã hồi hộp cố gắng bắt chước các động tác của cô giáo. Cô bé ngồi xuống đất, dùng tay chạm vào đất và hỏi khái niệm đó. Đến cuối ngày, cô bé đã học được nhiều từ ngữ bằng “chữ cái ngón tay”, trong đó có các từ “cô giáo”, “mẹ” và “bố”. Đó là điểm khởi đầu của

Trợ từ は trong tiếng Nhật

Image
Trợ từ là một hiện tượng ngữ pháp đặc biệt trong tiếng Nhật. Bạn có biết tiếng Nhật có tổng cộng hơn 80 trợ từ, vậy trợ từ là gì và có vai trò như thế nào.    Trợ từ trong tiếng Nhật được sử dụng để gắn kết các thành phần trong câu như danh từ, động từ hay tính từ. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra một câu hoàn chỉnh. Chỉ cần dùng sai trợ từ thì câu có thể không có nghĩa hoặc có nghĩa hoàn toàn khác hẳn.    Nghe thì có vẻ khó khăn thật đó, nhưng các bạn cũng đừng lo lắng, chỉ cần chúng ta để tâm một chút thì trợ từ cũng không đáng sợ đến thế.    Nhóm MVL Japanese sẽ lần lượt giới thiệu cho các bạn cách sử dụng một số trợ từ cơ bản thường gặp nhất ở các trình độ sơ cấp.    Liệt kê ra thì có một số trợ từ chúng ta đã gặp nhiều trong lớp cô Yan, chẳng hạn như là: は、が、を、の、も、に, vv.  Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điểm ngữ pháp cơ bản về trợ từ   は nhé! 🌼 Chức năng: Trợ từ は đánh dấu chủ đề của một mệnh đề, câu hoặc đoạn văn . Nó tạo ra tiêu điểm cũng như sắc

GRAMMAIRE: PRÉSENT DE L'INDICATIF

Image
GRAMMAIRE: PRÉSENT DE L'INDICATIF - THÌ HIỆN TẠI ĐƠN TRONG TIẾNG PHÁP Cách chia các động từ theo nhóm ở thời hiện tại đơn  Động từ nhóm 1 (động từ có đuôi là "er") Bỏ đuôi "er" của động từ  Thêm vào sau đó các đuôi tương ứng với các ngôi : Je Tu Il/Elle Nous Vous Ils/Elles _______ _______ _______ _______ _______ _______ e es  e ons ez ent  Ví dụ: với động từ habiter , chúng ta sẽ có cách chia như sau: Động từ nhóm 2 (động từ có đuôi là "ir")  Bỏ đuôi "ir" của động từ  Thêm vào sau đó các đuôi tương ứng với các ngôi : Je Tu Il/Elle Nous Vous Ils/Elles _______ _______ _______ _______ _______ _______ i is  it issons issez issent Ví dụ: với động từ finir , chúng ta sẽ có cách chia như sau: Động từ nhóm 3 (các động từ còn lại)  Các động từ nhóm 3 hầu hết là các động từ bất quy tắc vì vậy có nhiều cách chia. Tuy nhiên, các từ sẽ thường kết thúc bằng các đuôi như ở bảng sau:  Ví dụ: với động từ pouvoir , chúng ta se