12 sự thật bất ngờ về tiếng Trung (Part 1)

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, là tay chơi chính trong các lĩnh vực mang tầm quốc tế như sản xuất - công nghiệp, kinh tế, chính trị. Chắc hẳn một điều rằng, bạn đã từng nghe đến (và thậm chí đã đến thăm) các thành phố nổi tiếng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, tuy nhiên chưa chắc bạn đã biết về tiếng Trung. Chẳng hạn, bạn có biết tiếng Trung không phải chia thì của động từ như tiếng Anh, không có sự phân biệt giữa danh từ số nhiều và số ít, không có mạo từ và không có bảng chữ cái,... Dưới đây sẽ là một bản tổng quan tóm tắt cho bạn về ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên hành tinh này.

1. Cứ 6 người thì có 1 người nói tiếng Trung Quốc.

Với hơn 1 tỷ người bản ngữ, có đến 15% dân số thế giới sử dụng tiếng Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ, nhiều hơn cả các tiếng Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Đức cộng lại.

https://i.pinimg.com/originals/29/d2/e9/29d2e99c712cb4a957c11d7b490fb043.jpg 
 
 
2. Tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

Tiếng Trung Quốc cùng với tiếng Anh, Ả Rập, Pháp, Nga, Tây Ban Nha là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc. 


3. Không có bảng chữ cái.

Hê thống chữ viết của Trung Quốc nổi tiếng là khó đối với người nói tiếng Anh để có thể nắm vững và sử dụng thành thạo, bởi tiếng Trung không có bảng chữ cái phân đoạn (segmental alphabet - hệ thống chữ viết tương đối ít ký tự được kết hợp lại với nhau tạo thành một loạt các âm vị và hình vị). Dù vậy, tiếng Trung lại có thể phiên âm thành các ký tự La Mã bằng cách sử dụng bính âm (pinyin), giảm bớt gánh nặng phần nào cho người học khi phải ghi nhớ hàng ngàn ký tự riêng biệt. 
 
 
 
4. Chữ viết Trung Quốc là hệ thống chữ tượng hình duy nhất còn tồn tại ở thế giới hiện đại.

Các đại diện của hệ thống chữ tượng hình từ thời cổ đại có thể kể đến gồm có chữ tượng hình Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya. Tuy nhiên ngày nay chỉ còn chữ Hán được phổ biến trong thế giới hiện đại.

5. Động từ không phải chia thì.

Động từ trong tiếng Trung không phải biến đổi theo thì (hiện tại, quá khứ, tiếp diễn, tương lai,...) như tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Thay vào đó là các trạng từ như “từng”, “đã từng”, “đang”, “sẽ”, “sắp”,... được thêm vào trước hoặc sau động từ nhằm biểu thị mối quan hệ thời gian. Điều này cho phép người học tập trung nhiều hơn vào các vấn đề phức tạp khác, cấp thiết hơn, chẳng hạn việc ghi nhớ 2.500 ký tự khác nhau.

6. Danh từ không có sự phân biệt giữa số nhiều và số ít, không có mạo từ.

Không giống như trong tiếng Anh, danh từ số nhiều được đánh dấu bằng việc thêm -s (hoặc -es) ở phía cuối, danh từ tiếng Trung vẫn giữ nguyên dạng bất kể dù chúng ở dạng số nhiều hay số ít. Ngoài ra, tiếng Trung cũng không có mạo từ.

7. Các thanh điệu khác nhau có thể làm thay đổi trầm trọng ý nghĩa của một từ.

Tiếng Trung và tiếng Việt đều là ngôn ngữ thanh điệu (tonal language), có nghĩa là cao độ, độ trầm bổng của từ có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ đó. Trong khi tiếng Việt có 6 thanh điệu thì tiếng Trung cũng có 4 thanh điệu. Chẳng hạn, wǒ xiǎng wèn nǐ - khi wen được phát âm trầm xuống, nó có nghĩa là "tôi muốn hỏi bạn". Nhưng wen nếu được phát âm bổng lên rồi trầm xuống, nó có nghĩa là "tôi muốn hôn bạn". Dĩ nhiên, đó không phải là lỗi mà bạn muốn mắc phải!
 
https://dev.hanbridgemandarin.com/wp/wp-content/uploads/2015/11/chinese-tones.jpg 
 
Sau đây là một vài sự thật bất ngờ về ngôn ngữ Trung Quốc. Hãy cùng đón xem phần tiếp theo trong bài viết sau của nhóm MVA Chinese nhé!



Comments

Popular posts from this blog

Vui hát Giáng Sinh!

Vui hát Giáng sinh 2024!

Vui hát Giáng sinh (Video & Ảnh lớp)