12 sự thật bất ngờ về tiếng Trung (Part 2)

Kỳ 1: 12 sự thật bất ngờ về tiếng Trung (Part 1)

8. Tiếng Trung có 3 hệ thống chữ viết khác nhau.

3 hệ thống chữ viết trong tiếng Trung bao gồm: Chữ Hán phồn thể (nguyên bản), chữ Hán giản thể (bắt đầu phát triển từ năm 1950 trong công cuộc cải cách chữ viết bởi Đảng Cộng sản Nhân dân Trung Hoa) và tiếng lóng không chính thức hoặc ngữ âm. Ngoài ra còn có một hình thức phát triển khác của tiếng Trung là bính âm (pinyin), phiên âm cách đánh vần sang chữ cái Latin, được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ ngày nay và rất phổ biến trong các thiết bị di động.

Chữ Hán giản thể được sử dụng chính thức ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia; trong khi chữ Hán phồn thể vẫn được dùng chính thức tại Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản (Kanji),...

9. Với hơn 20.000 ký tự chữ viết khác nhau.

Tiếng Trung có số lượng khổng lồ các ký tự chữ viết lên đến 20,000. Thậm chí một số từ điển nâng cao còn cung cấp con số lớn hơn đến 50,000! Nhưng hãy yên tâm! Khoảng 98% văn bản tiếng Trung được viết ra chỉ bao gồm 2.500 ký tự, do đó bạn có thể đọc báo thành công ngay cả khi bạn chỉ có thể nhận diện khoảng 2000 - 3000 ký tự.

Và nhiều phong cách thư pháp khác nhau.

Có 5 phong cách thư pháp truyền thống của Trung Quốc: Triện thư 篆書 seal script (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書 official script, khải thư 楷書 formal script, hành thư 行書 running script, và thảo thư 草書 cursive hand.

Thư pháp được coi là nghệ thuật cổ điển đại diện cho phong cách nghệ thuật Trung Hoa. Phong cách thư pháp phổ biến nhất là triện thư được phát triển bởi người Hán, xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Chu (1045 - 221 TCN) và vẫn còn phổ biến trong giới nghệ sĩ thư pháp ngày nay.

10. Hệ thống chữ viết đã trên 3,000 năm tuổi.

Trong số tất cả các ngôn ngữ được sử dụng ngày nay, tiếng Trung có hệ thống chữ viết “cổ nhất”. Thật vậy, các ký tự tiếng Trung đã được tìm thấy khắc trên xương động vật (giáp cốt văn), có niên đại 1,600 năm trước Công nguyên. Ngược lại, bảng chữ cái Latin mới chỉ bắt đầu từ gần 1,000 năm về trước, vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Với đề dày lịch sử, chữ Hán ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác (vòng văn hóa chữ Hán - Sinosphere) như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Mông Cổ,...

11. Chữ viết biểu ý, vượt qua dị biệt thổ ngữ để thống nhất đất nước.

Xét về tính chất, chữ viết hiện dùng của các dân tộc chia làm hai loại: chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideography) và chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonography). Phần lớn các hệ thống chữ viết đang được dùng trên thế giới hiện nay đều là chữ biểu âm, riêng chữ Hán chủ yếu ghi ý, không ghi âm. Người Hoa đọc chữ Hán theo các âm khác nhau tùy theo phương ngữ (方言, dialect) hay thổ ngữ. Trung Quốc hiện có 7 phương ngữ lớn, nhiều phương ngữ nhỏ. 70% người Trung Quốc dùng phương ngữ miền Bắc, sáu phương ngữ còn lại ở miền Nam.

Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ biểu ý mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt qua những dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ biểu âm, như Latin chẳng hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông,... dẫn đến việc đế quốc của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu ngày nay, có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,...

12. “Mandarin” (tiếng Quan thoại hay tiếng Trung Quốc đại lục) có nguồn gốc từ tiếng Phạn (Ấn Độ).

Từ tiếng Anh “Mandarin” ban đầu dùng để gọi (ám chỉ) một cách chính thức về đế quốc Trung Hoa. Nó xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha “mandarim”, “mandarim” lại bắt nguồn từ tiếng Mã Lai “menteri”, “menteri” trước đó lại bắt nguồn từ tiếng Phạn “mantrin”, có nghĩa là “bộ trưởng” hoặc “mục sư”. Đối với những người nói tiếng Trung Quốc, tiếng Trung phổ thông thường được gọi là Guóyǔ (国语), có nghĩa là ngôn ngữ quốc gia, hay Pǔtōnghuà (普通话), có nghĩa là ngôn ngữ chung.

Các bạn cảm thấy như thế nào sau khi tìm hiểu về ngôn ngữ Trung Quốc? Hãy comment và chia sẻ cùng nhóm MVL Chinese nhé!

Comments

Popular posts from this blog

Vui hát Giáng sinh 2024!

Vui hát Giáng Sinh!

Xây dựng cách học tiếng Trung hiệu quả: Học đúng cách, đúng thời điểm