Người Nhật và niềm tự hào quốc sản
Đối vợ họ, chỉ đồng bào mới yêu nhau và bỏ công vì sức khỏe của nhau như thế, còn anh chàng trồng thực phẩm ở nước nào đấy xa lắc làm sao yêu mình được như vậy?
Nhưng điều hiển nhiên là thực phẩm quốc sản không có nhiều, từ đấy Nhật chủ trương hạn chế xuất khẩu quốc sản ra nước ngoài (trừ vài trường hợp đặc biệt, ví dụ Nhật rất ưu ái Singapore vì biết rằng Sing chả có đất để làm nông nghiệp). Các loại thực phẩm Nhật ở nước ngoài (thường là món chế biễn sẵn như gia vị, mì gói, nước tương, miso, đồ hộp, bánh kẹo...) đều chỉ là sản phẩm sản xuất theo công nghệ Nhật. Tức cũng công ty đó, nhưng họ đặt nhà máy ở nước ngoài, sau đấy dùng nguyên liệu của nước ngoài sản xuất theo quy trình Nhật và dán nhãn vào, không hề dùng nguyên liệu thuần Nhật và không hề sản xuất tại Nhật. Rau củ, thịt thà nhiều trường hợp là lấy giống Nhật, công nghệ nông nghiệp Nhật, rồi trồng hoặc nuôi ở nước sở tại xong gắn nhãn Nhật vào chứ cũng chẳng phải "quốc sản".
Vì xứ mặt trời quan niệm rằng cái gì tốt, nội địa, do dân mình làm ra thì phải giữ trong nước cho chính dân mình dùng, chứ không thể bán để người có tiền của nơi khác hưởng, nên ai đi Nhật cũng tranh thủ mua đồ “nội địa”. Họ hiểu rằng cũng thương hiệu đấy, mặt hàng đấy, nhưng mua ở Nhật là chất lượng khác hẳn.
Comments
Post a Comment