Một số cách nói "Oh my god" trong tiếng Nhật

Ngày nay, cụm từ “Oh my god!” đã không còn xa lạ nữa. Có cảm giác nó đã trở thành một từ phổ thông, đâu đâu cũng sử dụng, đặc biệt là ở giới trẻ. “Oh my God!” trong tiếng Việt có thể được dịch thành “Ôi trời ơi!”, “Trời đất ơi!”, “Lạy Chúa tôi!” khi ta muốn biểu đạt cảm giác ngạc nhiên, bất ngờ trước một hiện tượng, sự vật hay sự việc không trong mong đợi. 

Vậy người Nhật có những cách nói tương tự như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 


1. びっくり!/ bikkuri hay びっくりした!/ bikkurishita



Từ này trực dịch có nghĩa là “ngạc nhiên”, “Tôi ngạc nhiên”. Bạn cũng có thể dịch nó như “Giật hết cả mình!”

Đây là một từ tượng thanh miêu tả cảm giác giật nảy mình vì bất ngờ hay ngạc nhiên. Từ này cũng có chữ Hán (吃驚) nhưng gần như chúng ta không bao giờ nhìn thấy chữ Hán của nó được sử dụng. 

「びっくり」 chỉ dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, sửng sốt chứ không mang hàm ý rộng như “Oh my God!” trong tiếng Anh. 



2. あらまあ / aramaa



Không giống như 「びっくり」, 「あまあ」 là một cách biểu đạt sự ngạc nhiên một cách nhẹ nhàng và được dùng gần như trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nó gần tương tự như “Oh my.” trong tiếng Anh hay “Ôi trời” trong tiếng Việt. 

Cách nói này ít phổ biến hơn vì nó vốn được coi là cách nói của phái nữ. Điều này nghĩa là nếu bạn là nam mà nói 「あらまあ」 thì người Nhật có thể nhìn bạn theo kiểu bạn có chút kỳ quặc. 


Ví dụ: 

「あらまあ!本当にそう思っていたの?」

(Aramaa! Hontou ni sou omotteitano?)

Ôi trời, bạn thật sự nghĩ vậy sao? 


「あらまあ」 không được dùng để chỉ sự bất ngờ làm ai đó giật mình, mà thường để ám chỉ sao đối tượng được nói đến lại có thể có ý nghĩ xuẩn ngốc, ngờ nghệch như vậy về một thứ mà rõ ràng không có thật, không đúng đắn. 


3. なんて事 / nante koto



Cách nói 「なんて事」 bắt nguồn từ cụm 「なんと言う事?」/ nanto iu koto?, trực dịch là “Cậu vừa nói gì thế?”

Mặc dù vậy, khi nó được dùng ở thể ngắn 「なんて事」thì nó không hàm ý câu hỏi mà biểu đạt một chút ngạc nhiên, ngỡ ngàng hoặc một mớ cảm xúc lẫn lộn khác. Nó tương tự với “You’re joking, right?” / Cậu đùa đấy chứ hả?”. 

Nếu bạn muốn diễn đạt mức độ ngỡ ngàng hơn, bạn có thể dùng một cụm tương tự 「なんてこった」/ nante kotta. Trong các show truyền hình thực tế của Nhật, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy cụm từ này. 


Ví dụ: 

「なんてこった!コメントが面白いぞ!」

(Nante kotta! Komento ga omoshiroizo!)

Cái gì thế chứ! Những lời bình luận này thật là hài hước quá đi!”


4. ええええええ?!



Từ này trông thật là kỳ cục, nhìn cứ như bị sai vậy, nhưng mà đúng đó các bạn. Nó không khác gì như “Hảaaaaa?” trong tiếng Việt hay “Whaaaaaaaat?” trong tiếng Anh. 

Bạn chỉ cần phát âm kéo dài chữ え / ê  là chuẩn. Cái hay của từ này là chỉ cần thay đổi giọng điệu và độ dài ngắn của chữ え là bạn có thể thay đổi hàm ý của từ. Bạn càng giữ chữ え kéo dài thì càng thể hiện mức độ ngạc nhiên, tuy nhiên kéo dài đến một mức nào đó thì nó lại hơi có ý châm biếm. 


Ví dụ: 

けいちゃんは結婚していたって。」 (Keichan ha kekkonshiteitte.)

「ええええ?マジですか?」/ (Eeeee? Maji desuka?)

“Nghe nói là Kei kết hôn rồi đấy.

“Hảaa? Thật ý hả?”



5. 「くそ!」/ Kuso



Từ đầu bài viết đến giờ, chúng ta gặp toàn những cách diễn đạt chỉ hàm ý ngạc nhiên của cách nói “Oh my god” trong tiếng Anh. Riêng từ này lại sử dụng khi bạn muốn thể hiện sự thất vọng xen lẫn bực tức, khó chịu. 「くそ!」nghĩa đen có nghĩa là “phân”, nhưng có thể dịch thành “Chết tiệt!” trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh thì nó tương đương với “Shit!”.

Từ này tuy không mang tính tục như trong tiếng Anh nhưng cũng không phù hợp để sử dụng ở những nơi như môi trường công sở. 


Ví dụ: 

クッソ!このバカ猫!」/ (Kuso! Kono baka neko!)

“Chết tiệt! Cái con mèo ngu ngốc này nữa!” 


Có thể con mèo đã nghịch ngợm làm đổ vỡ thứ gì đó, hay đi vệ sinh bậy bạ không đúng chỗ khiến người chủ của nó bực mình mà thốt lên câu này 😾


6. 「もう!」/ mou

「もう!」là một cách diễn đạt khác nữa khi bạn bực bội. Cách nói này không nặng nề như 「くそ!」và tương tự như “ugh” hay “geez” trong tiếng Anh. Tiếng Việt chúng ta có thể dịch như “Hừm” chăng. 


Ví dụ: 

ああ、もう!止めっとけ!」/ (Aa, mou! Tomettoke!)

“Hừm! Dừng ngay đi nhé!”


7.「オーマイゴッド!」/ Oo maigoddo!

Đây là cách phát âm cụm từ  “Oh my god!” theo chữ katakana. Thực ra thì bạn sẽ hiếm khi nghe thấy người Nhật sử dụng cách này bên ngoài cuộc sống thường nhật. Thường thì người ta chỉ dùng nó trong các chương trình hài mà thôi. 


Comments

Popular posts from this blog

Vui hát Giáng Sinh!

Vui hát Giáng sinh 2024!

Vui hát Giáng sinh (Video & Ảnh lớp)