Lễ nghi chào hỏi truyền thống của người Trung Quốc

Nếu như ở phương Tây khi gặp nhau sẽ dùng ôm hôn hoặc bắt tay để chào hỏi. Thì người phương Đông có cách chào hỏi nhau rất khác biệt. Điều này phải kể đến nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của người Trung Hoa. Ngay từ thời xa xưa, Trung Quốc đã có những lễ nghi khi chào hỏi. Những lễ nghi này đều không có tiếp xúc nhưng vẫn vô cùng đơn giản, đẹp mắt. Cùng MVL Chinese tìm hiểu nhé!


1. Cúi chào

Khi gặp nhau người Trung Quốc thường cúi đầu, hai tay đặt áp vào hai bên đùi, thân trên hơi nghiêng về phía trước. Tư thế này thường thể hiện sự tôn trọng với người đối diện mình. Người Trung Quốc quan niệm, cúi người càng thấp, càng thể hiện được sự tôn trọng với người kia.





Nghi lễ này tại các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản có sự khác biệt nhau. Hơn nữa, người đối diện cũng phải cúi đầu đáp lễ đúng như vậy. Do sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, các quốc gia này vô cùng coi trọng các nghi thức, lễ nghi. Đặc biệt là lễ nghi chào hỏi. Nếu gặp người lớn tuổi hay những người có chức vị cao hơn mình mà không cúi chào, sẽ bị coi là không có văn hóa.


2. Chắp tay


Khi gặp những vị giáo sư, thầy giáo hay những học giả, phải nhanh chóng đi tới đứng đối diện với họ và chắp tay hành lễ. Tư thế này thường dùng để biểu đạt sự biết ơn, chúc mừng, xin lỗi, hay phổ biến nhất là biểu thị cầu xin người khác giúp đỡ.



Khi chắp tay người nam thường dùng lòng bàn tay trái nắm lấy nắm tay phải. Còn đối với nữ thì ngược lại, dùng lòng bàn tay phải ôm lấy nắm tay trái. Nếu làm ngược lại, có thể bạn sẽ bị người đối diện chê cười đấy! 


3. Ôm quyền

Tư thế này thường gặp ở những người tập võ. Bởi vì người xưa khi tập võ thường mặc giáp, tay cầm vũ khí. Do vậy không tiện khom người cúi chào. Động tác ôm quyền này vừa thể hiện sự tôn trọng người đối diện, vừa thể hiện sự uy nghi mạnh mẽ của bản thân.



Khi ôm quyền, bàn tay trái (hoặc tay phải) duỗi thẳng, tay còn lại nắm chặt lại, lòng bàn tay đặt sát với nắm tay. Người xưa quan niệm, tay trái là văn, tay phải là võ, biểu thị văn võ song toàn. Do đó nếu nắm tay phải, duỗi tay trái biểu thị ý hữu nghị. Ngược lại nắm tay trái, duỗi tay phải biểu thị ý khiêu khích. Nếu không muốn người đối diện hiểu lầm thiện ý của bạn thì không nên nhầm lẫn giữa hai hình thức này nhé! 


4. Vạn phúc

Nghi lễ này thường bắt gặp trong cung đình thời phong kiến tại Trung Quốc. Tư thế này là một tư thế dành cho nữ giới. Vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Người con gái thường đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở trước bụng, đầu gối hơi khom lại. Đồng thời nói “Vạn phúc” khi hành lễ. Hiện nay chúng ít được sử dụng trong xã hội hiện đại.

 

5. Vòng tay thi lễ

Đây là nghi lễ phổ biến thời xưa thực hiện khi hai người gặp nhau. Đặc điểm của nghi thức này đó là hai tay ôm và hơi cúi người về phía trước. Biểu thị sự khiêm nhường. Tùy thuộc vào mối quan hệ và cấp bậc giữa hai người mà có sự khác nhau. Nếu gặp người lớn tuổi hoặc cấp trên của mình thì khi hành lễ, hai tay hơi đưa xuống dưới. Ngược lại, gặp người cấp dưới hoặc ít tuổi hơn ình thì hai tay hơi đưa lên trên. Nếu gặp bạn bè hoặc người cùng tuổi thì hai tay ôm đẩy về phía trước.





Giữa nam và nữ cũng có sự khác nhau. Người nam tay trái để phái ngoài, còn người nữ tay phải để phía ngoài.

Bạn đã biết hết những nghi lễ chào hỏi này chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với nhóm MVL Chinese nhé!

Comments

Popular posts from this blog

Vui hát Giáng sinh 2024!

Vui hát Giáng Sinh!

Xây dựng cách học tiếng Trung hiệu quả: Học đúng cách, đúng thời điểm