Japanese Children’s Day and its symbol

Nếu như ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam là ngày mồng 1 tháng Sáu thì ở Nhật Bản là ngày mùng 5 tháng Năm đó các bạn! 


Ngày Tết thiếu nhi trong tiếng Nhật được gọi là Kodomo no Hi (子供の日trong đó Kodomo (子供)có nghĩa là trẻ em, Hi (日)có nghĩa là ngày. 


Ngày này trước kia vốn được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch, tên gọi ban đầu là Tango no sekku (端午の節句) cũng có nghĩa là Tết Đoan ngọ. Sau này, khi người Nhật chuyển sang dùng Dương lịch, ngày này được chuyển sang tổ chức vào ngày 5 tháng Năm theo lịch dương. Vào năm 1948, ngày này được đổi tên thành Ngày thiếu nhi chính thức trở thành ngày lễ cho trẻ em toàn nước Nhật. 




Biểu tượng Cá chép - Koinobori 


Vào ngày này thì đâu đâu ở Nhật cũng đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh cờ cá Koi (こいのぼり/ Koi-no-bo-ri) đầy màu sắc. Trong tiếng Nhật, Koi có nghĩa là cá chép, còn Nobori có nghĩa là lá cờ. 




Tại sao cá chép lại được chọn làm biểu tượng cho ngày trẻ em? 


Nguồn gốc những lá cờ cá chép này được xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép bơi ngược dòng sông Hoàng Hà hung dữ để hóa rồng, còn được biết đến như câu chuyện Cá chép hóa rồng trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. 


Vì thế, hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm vượt thác dữ, khó khăn để đạt được những thành công trong cuộc sống. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép vậy.


Trong một số ngôi nhà, cá chép được treo tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình, thông thường họ sẽ treo cá chép màu đen ở trên cùng tượng trưng cho người cha, tiếp đến là cá chép màu đỏ tượng trưng cho người mẹ, và cá chép màu xanh dương tượng trưng cho bé trai. Một số gia đình treo số lượng cá chép đủ theo số lượng thành viên gia đình mình, mỗi người một màu khác nhau nên rất rực rỡ và đầy màu sắc.





Vì sao người Nhật lại treo cá chép trên cao? 


Lý do đơn giản là để niềm mong muốn ấy hướng tới gần thần linh hơn, như cách mà chúng ta khi ước gì cũng nhìn lên trời xanh vậy. 





Các bạn có thấy dù là hai đất nước khác nhau nhưng các câu chuyện dân gian cũng có nét giống nhau không. Sắp đến mùng 1 tháng Sáu rồi, chúng tay hãy thử làm con cá chép của mình theo hướng dẫn trong video dưới đây nhé.



Koinobori Origami





Tổng hợp và lược dịch từ các nguồn: 


https://sugoii-japan.com/koinobori-japanese-carp-streamers

https://izumi.edu.vn/le-hoi-be-trai-tai-nhat-ban-55-kodomo-no-hi

https://en.wikipedia.org/wiki/Children%27s_Day_(Japan)



Comments

Popular posts from this blog

Vui hát Giáng Sinh!

Vui hát Giáng sinh 2024!

Vui hát Giáng sinh (Video & Ảnh lớp)