10 điều cần biết về Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc

1. Tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 21.196,18 km

Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Tuyến đường hoàn chỉnh dài hơn 20.000 km, trải dài từ bờ biển phía đông đến sa mạc phía tây ở miền bắc Trung Quốc, uốn lượn qua các dãy núi và cao nguyên như một con rồng.



2. Có 15 đường đèo chiến lược từ Đông sang Tây


Vạn Lý Trường Thành trải dài trên 15 tỉnh, thành phố và khu tự trị phía bắc Trung Quốc, từ biển Bột Hải ở phía đông đến sa mạc Gobi, cách đó 2.500 km về phía tây. Có 15 con đèo quan trọng về mặt địa lý được xây dựng dọc theo tuyến đường.




3. Phải mất hơn 2.000 năm để xây dựng 


Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã lấy tàn tích của các đoạn tường thành trước đó và nối chúng thành một bức tường thống nhất vào khoảng năm 220 trước Công nguyên.




4. Nó không chỉ là bức tường, đó là một hệ thống phòng thủ


Vạn Lý Trường Thành không phải là một bức tường có cấu trúc đơn lẻ, nó bao gồm tháp canh để giám sát, pháo đài cho các điểm chỉ huy và hậu cần dọc theo bức tường, tạo thành một hệ thống phòng thủ quân sự tổng hợp.




5. Nhiều vật liệu khác nhau đã được sử dụng để xây dựng Vạn Lý Trường Thành


Vạn Lý Trường Thành là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bằng các vật liệu khác nhau. Hầu hết các đoạn tường mà chúng ta thấy ngày nay đều được xây dựng từ gạch và đá cắt khối, với vữa vôi được sử dụng để cố định các viên gạch lại với nhau. 




6. Điểm bắt đầu ở phía Đông: Đèo Shanhai


Đèo Shanhai là một pháo đài được xây dựng vào thời nhà Minh (1368 - 1644) và là con đèo đầu tiên ở phía Đông Trung Quốc. Nó nằm bên ngoài thành phố Qinhuangdao trên Vịnh Bột Hải và cách Bắc Kinh 305 km. 




7.Điểm kết thúc ở phía Tây: đèo Jiayu


Đèo Jiayu nổi tiếng là pháo đài biên giới đầu tiên ở cuối phía Tây Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc vào thời nhà Minh. Trong số hàng trăm con đèo của Vạn Lý Trường Thành, đèo Jiayu là một trong những con đèo được bảo tồn tốt nhất còn tồn tại.




8. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân


Trong thời nhà Tần, việc xây dựng, bảo trì, giám sát các hoạt động ở Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân bị kết án. Thời điểm đó không có máy móc nên toàn bộ việc thi công đều phải dùng đến sức người.

Với các tội danh như trốn thuế có thể bị trừng phạt bằng việc xây tường và khuân vác nguyên vật liệu vô cùng gian khổ cũng như nguy hiểm. Cùng với những tù nhân phạm tôi, Vạn Lý Trường Thành còn được xây dựng bởi các binh lính và dân thường.




9.Vẫn còn đó dấu tích của những vết đạn pháo


Nhìn vào lịch sử trường kỳ của Vạn Lý Trường Thành không khó để nhận ra công trình này vẫn in hằn những dấu tích của quá khứ. Phần Trường Thành qua Gubeikou nằm ở quận Miyun, cách Bắc Kinh khoảng 140km là nơi mà du khách có thể tận mắt chứng kiến những bức tường thủng lỗ chỗ đạn pháo. Đây là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản vào những năm 1930.





10. Vạn Lý Trường Thành đang dần "biến mất"


So với nhiều công trình trên thế giới, quy mô của Vạn Lý Trường Thành là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, sự kiên cố của công trình này đang gặp phải nhiều mối đe dọa. Theo Travel China Guide, Vạn Lý Trường Thành đang "biến mất dần theo năm tháng". Thống kê của UNESCO cho thấy gần một phần ba công trình này đã biến mất. Nguyên nhân chính được cho là do những tác động của tự nhiên, thời tiết cũng như sự xói mòn do con người. Tuy nhiên, vẫn có những phần của công trình này được bảo tồn và duy tu tốt.





Bài viết được tổng hợp và dịch bởi nhóm MVL Chinese.


Nguồn hình ảnh và thông tin bài viết được tổng hợp và sưu tầm tại:

1. Simatai Great Wall. “10 Things to Know about the Great Wall of China - Google Arts & Culture.” Google, Google

https://artsandculture.google.com/story/10-things-to-know-about-the-great-wall-of-china-simatai-great-wall-tourist-area/8wXxFCy7pu2HWA?hl=en.

2. An, Đỗ. “Những Sự Thật về Vạn Lý Trường Thành, “Bức Tường” Bí Ẩn Nhất Nhân Loại.” Vietnamnet News, 

vietnamnet.vn/nhung-su-that-ve-van-ly-truong-thanh-buc-tuong-bi-an-nhat-nhan-loai-820140.html. 

Accessed 29 May 2022.


Comments

Popular posts from this blog

Vui hát Giáng Sinh!

Vui hát Giáng sinh 2024!

Vui hát Giáng sinh (Video & Ảnh lớp)